TẠI SAO TRẺ KHÔNG THÀNH THẬT DÙ BIẾT NÓI DỐI LÀ SAI?

Chắc hẳn không ít gia đình có con nhỏ gặp tình huống trẻ chối đây đẩy, không chịu nhận những hành vi con làm như làm bể cái ly, vẽ nguệch ngoạc lên tường, hay chưa học bài mà đã nói học bài rồi…Bạn đã biết lý do vì sao con lại không thành thật dù biết nói dối là không đúng chưa?

Tại sao trẻ không thành thật dù biết nói dối là sai?

Trẻ từ 3 tuổi trở đi đã có thể biết phân biệt đúng sai, và biết nói dối là không tốt. Vì vậy, khi trẻ nói dối thường là vì một lý do đặc biệt nào đó.

Trẻ nói dối để tự vệCon trẻ thường biết hành động của mình là đúng hay chưa đúng, và khi làm điều gì sai thì con sẽ chủ ý nói dối để bảo vệ mình khỏi cơn giận và sự khiển trách, kỷ luật của ba mẹ. Khi trẻ nói dối, trẻ ý thức được rằng làm vậy là chưa đúng, nhưng vẫn nói dối, chỉ để cố gắng tránh bị phát hiện.

Trẻ nói dối để bảo vệ bạnỞ lứa tuổi này, con trẻ đã bắt đầu chơi với bạn bè cùng trang lứa, nên tình bạn đối với con rất quan trọng. Khi có chuyện xảy ra, trẻ có thể nói lệch đi sự thật hay thậm chí nhận lỗi về mình để bảo vệ bạn.

Trẻ nói dối vì áp lực bạn bèCó thể vì sợ bạn bè nghỉ chơi nếu nói thật nên trẻ sẽ nói dối để “cùng hội cùng thuyền” với bạn bè của mình.

Trẻ nói dối để làm hài lòng ba mẹMột số gia đình thường đặt nhiều kỳ vọng vào con cái, muốn con luôn nhất mực vâng lời thì mới vui lòng. Mặt trái của mong muốn này là khi trẻ làm gì đó chưa đúng, trẻ sẽ tìm cách nói dối để làm hài lòng ba mẹ. Chẳng hạn như, trẻ nói dối bạn là đã học bài rồi, dù trẻ chưa học chữ nào, vì trẻ biết bạn sẽ hài lòng khi trẻ đã học bài.

Làm gì khi con thường xuyên nói dối?

Khi phát hiện con nói dối, ba mẹ cần tránh gây tổn thương con bằng cách gắn mác con là “đồ nói dối”, “hư hỏng”, đánh mắng, dọa nạt con, mà cần giữ bình tĩnh, tìm lý do tại sao con nói dối, sau đó nhẹ nhàng lắng nghe, giải thích và khéo léo chỉ ra con đã sai ở chỗ nào. Trong trường hợp trẻ nói dối vì muốn thu hút sự chú ý của bạn, hãy cho trẻ thấy mình luôn được quan tâm và không cần thiết phải nói dối nữa.

Khi trẻ dám nhận lỗi và thừa nhận đã nói dối, ba mẹ cần động viên, rồi tìm hướng giải quyết cho con, như “Mẹ rất vui vì con đã nói cho mẹ điều gì xảy ra. Chúng ta hãy cùng nhau giải quyết nhé”. Và không quên thể hiện với con mong muốn con không nói dối nữa, có chuyện gì thì hãy nói cho ba mẹ nghe, ba mẹ luôn bên con.

Sau đó, có thể giao cho con một nhiệm vụ thích hợp để con có cơ hội sửa chữa lỗi lầm rồi đưa con đi dạo chơi để con cảm thấy thoải mái, luôn được ba mẹ yêu thương, quan tâm.

Ba mẹ nhớ luôn khuyến khích trẻ nói thật bằng cách dạy con rằng không ai muốn nghe con nói dối, nói thật cũng quan trọng như những hành vi ứng xử tốt đẹp khác mà ba mẹ mong muốn ở con; nên có những cuộc trò chuyện khéo léo về việc nói dối với trẻ, ví dụ kể cho trẻ nghe cảm giác khi bạn phát hiện mình bị những người thân yêu nhất nói dối; đặt địa vị con bị mọi người nói dối, hỏi xem con sẽ cảm thấy thế nào, giúp con phân biệt giữa trí tưởng tượng và sự thật, nhưng đừng ngăn cản bé sáng tạo; giải thích với con rằng nói dối có thể làm hỏng niềm tin giữa những thành viên trong gia đình.

Và một cách hiệu quả để con rèn luyện thói quen thành thật nữa là ba mẹ cần làm gương, không tránh né, dối trẻ, dối người khác, đổ lỗi trước mặt con trong mọi thời điểm, không có những hành vi không chuẩn mực như đùa nghịch, giễu cợt, chê bai đối với trẻ.

Đó là thực tế và rất đúng, nói dối là điều thường thấy trong quá trình phát triển của trẻ, tuy nhiên ba mẹ cần biết cách chỉ dạy con cách sửa đổi ngay từ nhỏ để hình thành nhân cách tốt đẹp cho con ba mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *