Chắc hẳn không ít những bà mẹ bỉm sữa cũng từng lo lắng khi em bé của bạn chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm với hàng tá những câu hỏi như: Khi nào thì bắt đầu? Bắt đầu như thế nào? Cháo hay bột? Nấu với gì? Tỷ lệ ra sao? Ăn bao nhiêu là đủ?
Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta – những bà mẹ hiện đại còn hết sức ám ảnh với những bữa ăn dặm đầy nước mắt, đổ mồ hôi từ không ít những tấm gương xung quanh.
Đó là những em bé rong ruổi trên xe đẩy với bát cháo bên cạnh, cứ mỗi lần bé ô a gì đó, người nhà lại tranh thủ đút tọt một miếng vô miệng.
Đó là những em bé ngồi dán mắt vào chiếc ti vi đang phát những quảng cáo nhảy nhót hoặc điện thoại bật hoạt hình vui nhộn, mở miệng một cách vô thức để đón nhận đồ ăn.
Là những em bé giãy giụa trên tay mẹ, phun phì phì thìa cháo, nước mắt rơi lã chã, miệng gào thét không ngớt chỉ với mong muốn duy nhất là bữa ăn chấm dứt.
Đúng thật chẳng khác nào một cuộc chiến!
Cho đến một ngày, tôi bắt gặp hình ảnh một em bé xinh tươi ngồi ngoan ngoãn trong chiếc ghế ăn dặm, say mê gặm những thanh cà rốt, nhai ngấu nghiến những mẩu bánh mì, mút chùn chụt miếng thịt luộc, rồi còn cả gặm ngô, ăn chuối lê táo… Điều làm tôi mê mẩn, xem đi xem lại những đoạn băng ghi lại bữa ăn của em chính là sự vụng về nhưng lại rất khéo léo của một cô bé mới có 6 tháng tuổi khi điều khiển những miếng thức ăn đưa lên miệng; rồi cả chiếc miệng xinh nhai móm mém mà mãi sau này tôi mới biết khi đó bé chưa hề có một chiếc răng nào; và ánh mắt mỗi khi bé ngẩng lên nhìn mẹ, trong đó ánh lên niềm vui thích, sự hào hứng với bữa ăn, thứ mà tôi gần như chưa từng thấy ở bất cứ em bé ăn dặm kiểu truyền thống nào.
Ngay từ phút giây đó, tôi đã tự nhủ với thiên thần nhỏ trong bụng rằng đây sẽ là phương pháp tôi cho con ăn dặm.
6 tháng 10 ngày, lần đầu tiên tôi chính thức cho em bé ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy (Baby led weaning – BLW). Hồi hộp, lo lắng, tôi nín thở chờ đợi phản ứng của con. Thật tuyệt vời, Tee vô cùng hứng thú. Thậm chí, bé chỉ mất 2 tuần để bắt nhịp thay vì 1 tháng như trong các tài liệu hướng dẫn.
8 tháng, tôi bắt đầu cho con ăn cơm.
9 tháng, tôi lần đầu giới thiệu dĩa cho bé.
10 tháng, con đã có thể sử dụng dĩa để ăn các miếng hoa quả cắt nhỏ mà không cần bốc tay.
11 tháng, tôi dạy con làm quen với thìa.
14 tháng, Tee xúc thìa thành thạo. Lúc này, con đã có thể tự xúc hết một bát rưỡi cơm trộn thịt mỗi bữa. Thịt, cá, rau, canh đều ăn đầy đủ, không hề kén chọn. Tráng miệng thêm một bát hoa quả cắt nhỏ.
18 tháng, ngày đầu tiên đi học, cô giáo khen con tự giác xúc ăn như một đứa trẻ 3 tuổi.
19 tháng, con tự học cách sử dụng đũa bằng việc quan sát mọi người xung quanh.
Và con đã hoàn thành “khóa huấn luyện” BLW trong thời gian này (sớm hơn dự kiến 5 tháng) với việc có thể tay thìa, tay đũa, ăn hết bát bún/phở y hệt người lớn.
Không xay nhuyễn đồ ăn, không ăn rong, không ti vi, không điện thoại, không nài ép, không tiếng gào khóc… Những em bé ăn dặm BLW vẫn luôn có một niềm háo hức vô bờ bến với đồ ăn và cảm giác thích thú khi tới mỗi bữa ăn.
Đó chính là những gì BLW đã đem lại cho mẹ con tôi.
Dĩ nhiên, bên cạnh những thành công mà hai mẹ con tôi đạt được, cũng không thể quên kể đến cả những “cuộc cân não” đầy gam go, khốc liệt. Những giai đoạn bé biếng ăn nhưng không được nài ép, áp lực từ phía người thân trong gia đình khi thấy con ăn ít, mệt mỏi với bãi chiến trường sau mỗi bữa ăn, những nguyên tắc cần tuân thủ nghiêm ngặt, tước quyền được ăn của con… Tôi tin chắc rằng không một bà mẹ nào thành công với BLW mà chưa từng trải qua một trong những khủng hoảng đó. Nhưng cũng như việc “muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa”, chỉ cần bạn kiên định, vững tâm và vượt qua được, thành công với bạn đang ở rất gần phía trước. Và khoảnh khắc bạn nhìn thấy con ăn ngoan, tự xúc ăn hết bát cơm, biết dừng lại khi no và tự giác rời khỏi ghế… những điều mà với một em bé 3 tuổi ăn dặm kiểu truyền thống còn khó để làm, bạn sẽ hiểu cảm giác hạnh phúc mà tôi đã từng trải qua. Mà tôi cảm thấy như hai từ hạnh phúc còn không đủ để diễn tả cảm xúc lúc đó.
Có những bà mẹ, để quyết tâm cho con ăn dặm BLW, mẹ phải “một mình một ngựa”, đối đầu với cả thế giới. Vì thế, chắc hẳn họ sẽ cô đơn, lạc lõng, nhụt chí vô cùng trước mỗi giai đoạn khủng hoảng của con.
Và tôi viết cuốn sách này vì lẽ đó!
Và khi bé ăn BLW thành công… có thể hiểu cảm xúc của bạn lúc này, khi nhìn con ăn tốt, ăn ngoan, thành thạo tất cả kĩ năng mà với một em bé 3 tuổi ăn dặm đút thìa còn có thể chưa làm được. Một từ HẠNH PHÚC thôi chưa đủ để diễn tả, và chỉ có những người làm mẹ đã trải qua hết các cung bậc cảm xúc trong quá trình cho bé ăn dặm BLW mới có thể hiểu được niềm vui đó lớn lao đến nhường nào.
Chắc hẳn không ít những bà mẹ bỉm sữa cũng từng lo lắng khi em bé của bạn chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm với hàng tá những câu hỏi như: Khi nào thì bắt đầu? Bắt đầu như thế nào? Cháo hay bột? Nấu với gì? Tỷ lệ ra sao? Ăn bao nhiêu là đủ?
Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta – những bà mẹ hiện đại còn hết sức ám ảnh với những bữa ăn dặm đầy nước mắt, đổ mồ hôi từ không ít những tấm gương xung quanh.
Đó là những em bé rong ruổi trên xe đẩy với bát cháo bên cạnh, cứ mỗi lần bé ô a gì đó, người nhà lại tranh thủ đút tọt một miếng vô miệng.
Đó là những em bé ngồi dán mắt vào chiếc ti vi đang phát những quảng cáo nhảy nhót hoặc điện thoại bật hoạt hình vui nhộn, mở miệng một cách vô thức để đón nhận đồ ăn.
Là những em bé giãy giụa trên tay mẹ, phun phì phì thìa cháo, nước mắt rơi lã chã, miệng gào thét không ngớt chỉ với mong muốn duy nhất là bữa ăn chấm dứt.
Đúng thật chẳng khác nào một cuộc chiến!
Cho đến một ngày, tôi bắt gặp hình ảnh một em bé xinh tươi ngồi ngoan ngoãn trong chiếc ghế ăn dặm, say mê gặm những thanh cà rốt, nhai ngấu nghiến những mẩu bánh mì, mút chùn chụt miếng thịt luộc, rồi còn cả gặm ngô, ăn chuối lê táo… Điều làm tôi mê mẩn, xem đi xem lại những đoạn băng ghi lại bữa ăn của em chính là sự vụng về nhưng lại rất khéo léo của một cô bé mới có 6 tháng tuổi khi điều khiển những miếng thức ăn đưa lên miệng; rồi cả chiếc miệng xinh nhai móm mém mà mãi sau này tôi mới biết khi đó bé chưa hề có một chiếc răng nào; và ánh mắt mỗi khi bé ngẩng lên nhìn mẹ, trong đó ánh lên niềm vui thích, sự hào hứng với bữa ăn, thứ mà tôi gần như chưa từng thấy ở bất cứ em bé ăn dặm kiểu truyền thống nào.
Ngay từ phút giây đó, tôi đã tự nhủ với thiên thần nhỏ trong bụng rằng đây sẽ là phương pháp tôi cho con ăn dặm.
6 tháng 10 ngày, lần đầu tiên tôi chính thức cho em bé ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy (Baby led weaning – BLW). Hồi hộp, lo lắng, tôi nín thở chờ đợi phản ứng của con. Thật tuyệt vời, Tee vô cùng hứng thú. Thậm chí, bé chỉ mất 2 tuần để bắt nhịp thay vì 1 tháng như trong các tài liệu hướng dẫn.
8 tháng, tôi bắt đầu cho con ăn cơm.
9 tháng, tôi lần đầu giới thiệu dĩa cho bé.
10 tháng, con đã có thể sử dụng dĩa để ăn các miếng hoa quả cắt nhỏ mà không cần bốc tay.
11 tháng, tôi dạy con làm quen với thìa.
14 tháng, Tee xúc thìa thành thạo. Lúc này, con đã có thể tự xúc hết một bát rưỡi cơm trộn thịt mỗi bữa. Thịt, cá, rau, canh đều ăn đầy đủ, không hề kén chọn. Tráng miệng thêm một bát hoa quả cắt nhỏ.
18 tháng, ngày đầu tiên đi học, cô giáo khen con tự giác xúc ăn như một đứa trẻ 3 tuổi.
19 tháng, con tự học cách sử dụng đũa bằng việc quan sát mọi người xung quanh.
Và con đã hoàn thành “khóa huấn luyện” BLW trong thời gian này (sớm hơn dự kiến 5 tháng) với việc có thể tay thìa, tay đũa, ăn hết bát bún/phở y hệt người lớn.
Không xay nhuyễn đồ ăn, không ăn rong, không ti vi, không điện thoại, không nài ép, không tiếng gào khóc… Những em bé ăn dặm BLW vẫn luôn có một niềm háo hức vô bờ bến với đồ ăn và cảm giác thích thú khi tới mỗi bữa ăn.
Đó chính là những gì BLW đã đem lại cho mẹ con tôi.
Dĩ nhiên, bên cạnh những thành công mà hai mẹ con tôi đạt được, cũng không thể quên kể đến cả những “cuộc cân não” đầy gam go, khốc liệt. Những giai đoạn bé biếng ăn nhưng không được nài ép, áp lực từ phía người thân trong gia đình khi thấy con ăn ít, mệt mỏi với bãi chiến trường sau mỗi bữa ăn, những nguyên tắc cần tuân thủ nghiêm ngặt, tước quyền được ăn của con… Tôi tin chắc rằng không một bà mẹ nào thành công với BLW mà chưa từng trải qua một trong những khủng hoảng đó. Nhưng cũng như việc “muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa”, chỉ cần bạn kiên định, vững tâm và vượt qua được, thành công với bạn đang ở rất gần phía trước. Và khoảnh khắc bạn nhìn thấy con ăn ngoan, tự xúc ăn hết bát cơm, biết dừng lại khi no và tự giác rời khỏi ghế… những điều mà với một em bé 3 tuổi ăn dặm kiểu truyền thống còn khó để làm, bạn sẽ hiểu cảm giác hạnh phúc mà tôi đã từng trải qua. Mà tôi cảm thấy như hai từ hạnh phúc còn không đủ để diễn tả cảm xúc lúc đó.
Có những bà mẹ, để quyết tâm cho con ăn dặm BLW, mẹ phải “một mình một ngựa”, đối đầu với cả thế giới. Vì thế, chắc hẳn họ sẽ cô đơn, lạc lõng, nhụt chí vô cùng trước mỗi giai đoạn khủng hoảng của con.
Và tôi viết cuốn sách này vì lẽ đó!
Và khi bé ăn BLW thành công… có thể hiểu cảm xúc của bạn lúc này, khi nhìn con ăn tốt, ăn ngoan, thành thạo tất cả kĩ năng mà với một em bé 3 tuổi ăn dặm đút thìa còn có thể chưa làm được. Một từ HẠNH PHÚC thôi chưa đủ để diễn tả, và chỉ có những người làm mẹ đã trải qua hết các cung bậc cảm xúc trong quá trình cho bé ăn dặm BLW mới có thể hiểu được niềm vui đó lớn lao đến nhường nào.Rút Gọn
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quẳng Cái Cân Đi Mà Khôn Lớn – Cẩm Nang Ăn Dặm Bé Tự Chỉ Huy Của Mẹ Việt”