Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến các bé gái vô cùng lo lắng. Đó là lúc bé có những thay đổi về cơ thể cũng như có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu thêm về những thay đổi của cơ thể mình khi bước vào độ tuổi dậy thì, để có cách chăm sóc bản thân tốt nhất.
1. Dậy thì là gì và dậy thì bắt đầu khi nào?
Tuổi dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Việc thay đổi bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là hóa chất kiểm soát các chức năng cơ thể.
2. Những thay đổi xảy ra trong tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, hormone gây ra những thay đổi sau:
- Bạn phát triển chiều cao và cân nặng.
- Hông của bạn có thể rộng hơn.
- Ngực phát triển.
- Mọc lông mu, lông nách.
- Mùi cơ thể thay đổi.
- Nổi mụn trứng cá.
- Bạn có được kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
3. Ngực sẽ thay đổi như thế nào?
Khi ngực của bạn bắt đầu thay đổi, quầng vú có thể sưng lên. Ngực cũng phát triển tròn và đầy đặn hơn. Cũng có trường hợp ngực phát triển không đồng đều, bên to bên nhỏ. Ngoài ra, bé gái có thể thấy đau ở vùng ngực. Tất cả những thay đổi này đều hết sức bình thường, vì vậy bạn không nên lo lắng quá nhiều.
4. Kinh nguyệt là gì?
Bắt đầu ở tuổi dậy thì, mỗi tháng cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kỳ kinh nguyệt. Hormone báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Sau đó, trứng sẽ di chuyển vào một trong các ống dẫn trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dày lên. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng từ đàn ông, thì việc mang thai sẽ không xảy ra. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt. Đây được gọi là thời kỳ kinh nguyệt.
5. Kinh nguyệt bắt đầu khi nào và thời gian kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Hầu hết kinh nguyệt thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi, nhưng một số trường hợp bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn.
Thời gian thường kéo dài từ 2 ngày đến 7 ngày. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều. Bạn có thể có hai giai đoạn trong 1 tháng, hoặc có tháng kinh nguyệt không xuất hiện. Có thể mất khoảng 1-2 năm sau giai đoạn đầu tiên để cơ thể bạn có được chu kỳ đều đặn. Hãy nhớ rằng nếu bạn đã có quan hệ tình dục, sau một khoảng thời gian kinh nguyệt không xảy ra có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.
Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu đến. Chuẩn bị sẵn tampon, băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san ở nhà và mang theo chúng khi đến trường để tránh trường hợp kinh nguyệt tới bất ngờ.
Cách sử dụng tampon, băng vệ sinh và cốc nguyệt san khi chu kỳ kinh nguyệt đến:
- Băng vệ sinh sẽ được gắn vào bên trong đồ lót của bạn. Chúng sẽ thấm hút lượng kinh nguyệt chảy ra khỏi âm đạo. Đối với tampon, bạn sẽ đưa chúng vào trong âm đạo của mình, chúng có khả năng hút lượng kinh nguyệt trước khi chảy ra khỏi cơ thể. Cốc nguyệt san cũng là một loại mà các bạn nữ thường sử dụng vào kỳ kinh nguyệt, cách sử dụng của nó cũng tương tự như tampon.
- Bạn nên thay băng vệ sinh hoặc tampon ít nhất sau 4 đến 8 giờ. Vào những ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, bạn cần thay đổi chúng thường xuyên hơn vì lượng kinh chảy ra nhiều hơn. Nếu bạn sử dụng cốc nguyệt san, bạn nên vệ sinh sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày.
6. Có phải kinh nguyệt gây khó chịu?
Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, một số cô gái có thể bị chuột rút, đau ở bụng dưới và lưng. Một số khác có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc bị tiêu chảy.
Để giúp giảm bớt chuột rút, bạn có thể thử các cách sau:
- Uống ibuprofen hoặc naproxen natri (trừ trường hợp bạn bị dị ứng với aspirin hoặc bị hen suyễn nặng).
- Tập thể dục.
- Chườm khăn ấm lên bụng hoặc lưng dưới.
Bạn hãy đi khám bác sĩ hoặc nói với cha mẹ nếu gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt sau:
- Bạn 15 tuổi và chưa có kinh nguyệt.
- Chu kỳ của bạn đều đặn mỗi tháng nhưng sau đó ngừng hoạt động.
- Chu kỳ của bạn đến sớm hơn hoặc muộn hơn.
- Chu kỳ của bạn cách nhau 90 ngày (ngay cả khi điều đó chỉ xảy ra một lần).
- Chu kỳ của bạn kéo dài hơn 7 ngày.
- Chu kỳ của bạn quá nặng đến nỗi bạn phải thay miếng lót hoặc băng vệ sinh thường xuyên (nhiều hơn một lần trong 1-2 giờ).
- Bạn bị chuột rút tới mức khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường
7. Khi nào bạn nên bắt đầu gặp bác sĩ phụ khoa sản khoa?
Một bác sĩ phụ khoa sản khoa (ob-gyn) là người chuyên về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ. Các cô gái nên có chuyến thăm phụ khoa đầu tiên trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Chuyến thăm đầu tiên có thể chỉ là một cuộc nói chuyện giữa bạn và bác sĩ của bạn. Bạn có thể tìm hiểu và được cung cấp những thông tin bổ ích về tuổi dậy thì cũng như là cách chăm sóc sức khỏe tuổi mới lớn.
8. Mụn trứng cá xuất hiện ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá là do các tuyến hoạt động quá mức trên da. Chúng tạo ra một loại dầu tự nhiên gọi là bã nhờn. Ở tuổi dậy thì, những tuyến này tạo ra nhiều bã nhờn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da của bạn, gây nên tình trạng mọc mụn trứng cá.
9. Nên làm gì nếu bị mụn trứng cá?
Rửa mặt thường xuyên bằng nước và sữa rửa mặt nhẹ để giúp loại bỏ bã nhờn. Điều này sẽ giúp giảm mụn nhọt và mụn trứng cá. Tránh các sản phẩm làm khô hoặc kích ứng da của bạn. Không chà mạnh da của bạn. Nếu bạn lo lắng về mụn trứng cá hoặc mụn nhọt, một số loại thuốc có thể giúp bạn điều trị chúng. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu mụn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Ở bé gái, tuổi dậy thì trong khoảng từ 10 – 16 tuổi, ở bé trai là 10 – 18 tuổi. Đây là thời gian nhạy cảm, bạn nên theo dõi các dấu hiệu bên ngoài cũng như tâm sinh lý của bé để đánh giá tình trạng dậy thì của bé, có thành công hay không, có bất thường không, có muộn hay không.
- Ở giai đoạn này, bé rất dễ gặp phải hội chứng khủng hoảng tuổi dậy thì, nếu không được cha mẹ quan tâm, điều chỉnh sẽ rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, rối loạn ăn uống thậm chí sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích để giải quyết những bất ổn trong tâm sinh lý.
- Bé cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh như người lớn, để bảo vệ sức khỏe của bé bạn nên đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát 1 năm/ lần để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.