Nghiên cứu cho thấy: Não bộ những đứa trẻ hay bị bố mẹ la mắng sẽ bị “biến dạng và hỏng hóc”

Vẫn biết con hay bị la mắng sẽ ngày càng chậm chạp, trí não kém nhạy bén nhưng khi cơn giận lên đến nóc thì khó cha mẹ nào có thể kiềm chế được.              

Nhiều cha mẹ có chung một mẫu số ấy là khi con mắc lỗi, lý trí tự nhủ “phải bình tĩnh, phải kiềm chế nha, nha”, nhưng lúc hành động lại đi ngược lại. Mỗi lần mắng con xong, bố mẹ sẽ hối hận và tự trách mình, nhưng khi cơn giận ập đến thì mọi thứ lại cứ đâu vào đó. Mỗi một lần như vậy, với cha mẹ sẽ là cơ hội thử lại kế tiếp. Nhưng bộ não của các con sẽ có màn “trả thù” đấy bố mẹ nhé.

hình ảnh

Theo một nghiên cứu được giáo sư tâm thần học tại Harvard thực hiện, những đứa trẻ bị cha mẹ mắng trong một thời gian dài sẽ bị giảm 14% lượng chất xám khi đến tuổi trưởng thành so với những đứa trẻ bình thường. Nói cách khác, bộ não của những đứa trẻ hay bị la mắng đã bị “biến dạng và hỏng hóc”, không còn giống như những đứa trẻ thông thường. Ảnh hưởng đáng kể nhất là tư duy logic và trí thông minh ngôn ngữ khiến đứa trẻ đến tuổi trưởng thành sẽ không biểu hiện hoặc không đạt được mức độ thông minh mà lẽ ra chúng nên có.

Nói một cách đơn giản, tiếng la hét của cha mẹ trong thời gian dài đã làm hỏng IQ của con họ và không thể đảo ngược để cứu vãn khi đứa trẻ trưởng thành. Ngoài ra, bạo lực ngôn ngữ của cha mẹ cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về nhân cách.

Trở thành một “nhân cách hài lòng”

Cha mẹ thường la mắng con cái khiến trẻ hình thành nỗi sợ hãi khó xóa nhòa. Hễ nhìn thấy cha mẹ, đứa trẻ sẽ giống như một con chuột nhìn thấy một con mèo, run cầm cập. Để tránh bị khiển trách nhiều lần, các bé sẽ chủ động làm hài lòng cha mẹ mình và làm mọi việc theo sở thích của cha mẹ mà trẻ bằng cách nào đó nhận biết được. Điều đó có nghĩa là chỉ vì muốn ngăn cơn tức giận của cha mẹ, đứa trẻ chấp nhận che giấu đi tính cách thật sự của mình và sống với những điều bị chính mình ép buộc.

hình ảnh

Theo thời gian, không chỉ để làm hài lòng cha mẹ, đứa trẻ sẽ sống và làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh bố mẹ. Bởi vì từ câu chuyện của cha mẹ, các bé học được cách làm hài lòng người khác. Nhưng đáng buồn là những đứa trẻ không biết rằng cảm xúc của người khác sẽ không thay đổi chỉ vì được người khác làm hài lòng. Sống mà chỉ tìm cách khiến người khác vừa lòng chỉ khiến đứa trẻ dễ bị xem thường và bắt nạt một cách vô đạo đức. Bản thân trẻ cũng bị “giam cầm” trong sự ức chế khi không thể là chính mình. Vì vậy, không chỉ bị “vòng kẹp” từ trong gia đình, những đứa trẻ ấy cũng phải đối mặt với quãng đời khó khăn đến từ các mối quan hệ ngoài xã hội.

Bất lực và tuyệt vọng

Mỗi cha mẹ đều có cách xử sự khác nhau. Ví dụ, khi con xin “Mua cho con một cái kẹo mút to đi mẹ”, một số cha mẹ sẵn sàng nhưng số khác lại vì nhiều lý do không mua cho con mình. Một lần từ chối, hai lần rồi ba lần và n lần. Sau một thời gian, đứa trẻ sẽ không đề cập đến nó nữa. Thay vào đó, nó trở nên tuyệt vọng. Cũng vậy, những đứa trẻ hay bị cha mẹ la mắng từng xin hoặc ao ước bố mẹ mình đừng làm vậy nữa. Một thời gian trôi qua, đứa trẻ nhiều lần bị khước từ sẽ từ chỗ dễ bị tổn thương, rụt rè chuyển sang sống trong tuyệt vọng. Cảm giác tuyệt vọng đối với mỗi đứa trẻ là sự chịu đựng vượt quá giới hạn mà nếu không can thiệp nó có thể làm xáo trộn nhiều thứ về mặt tinh thần, cảm xúc.

Tính tình cũng tệ hại như bố mẹ

Có rất nhiều đứa trẻ bị cha mẹ mắng trong thời thơ ấu và chúng trộm nghĩ sau này có con, mình sẽ không đối xử với nó như vậy. Nhưng sau khi trở thành cha mẹ, một cách nào đó, đứa trẻ năm xưa cũng dấn thân vào con đường cũ của cha mẹ, trở thành những ông bố, bà mẹ hay gắt gỏng. Đây là ảnh hưởng của gia đình, giống như những “tai nạn xe hơi liên hoàn”.

hình ảnh

Tương tự như vậy, nếu cha mẹ hôm nay hay gắt gỏng và thường la mắng con cái thì hầu hết con cái của họ mai này cũng sẽ dùng bạo lực ngôn ngữ với con mình. Bất kỳ vấn đề nào với đứa trẻ ngày ấy cũng có thể được giải quyết bằng cách quát tháo và dùng ngôn ngữ thô bạo để lấn át người khác.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *