Giải pháp giúp con tập trung trong học tập

Giải pháp giúp con tập trung trong học tập

Mất tập trung là một biểu hiện thường thấy ở trẻ nhỏ giai đoạn từ 4 đến 10 tuổi. Khi tham gia bất cứ hoạt động gì trẻ dễ bị phân tán tư tưởng, đặc biệt là trong khi học trẻ thường mất tập trung và khó học được trong thời gian dài. Nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con tập trung, chú ý trong khi học tập và sinh hoạt.

Trẻ mất tập trung xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do tác động chủ quan hoặc khách quan. Trẻ mất tập trung nếu không được để ý quan tâm sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy ngay từ khi trẻ còn bé, cha mẹ hãy quan tâm và rèn luyện cùng trẻ, để giúp con tập trung. Đây là một số phương pháp giúp con tập trung trong học tập.

1. Tạo môi trường học tập thích hợp

Cách giúp trẻ tập trung trong học tập nhanh chóng, hiệu quả

Đa số học sinh làm bài tập, học ở nhà thường bị phân tán tư tưởng do ảnh hưởng của môi trường học tập. Muốn giúp con tập trung hơn, tốt nhất nên tạo môi trường yên tĩnh để trẻ ít bị phân tâm trong quá trình học. Một môi trường quá ồn ào, quá hỗn loạn sẽ khiến trẻ bị xao nhãng hoặc mất tập trung bởi những yếu tố bên ngoài. Một môi trường quá chật chội sẽ khiến trẻ cảm thấy bị gò bó, khó chịu. Vì vậy, đôi khi cha mẹ cũng có thể thay đổi không gian học để trẻ thấy thoải mái và bớt gò bó hơn.

Ngoài ra, để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cần trang bị đầy đủ phương tiện cho việc học tập của con; những thứ bao gồm sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tài liệu, bút hoặc bất cứ phương tiện nào hoặc thậm chí là đồ ăn, nước,… cần đặt trong tầm tay để trẻ không phải ngừng lại, đứng lên ngồi xuống đi lấy đồ dung; ngoài ra không gian học của trẻ cũng cần được gọn gàng thường xuyên để trẻ không bị mất tập trung trong khi học.

2. Tắt các thiết bị điện tử không cần thiết

Dạy con học thế nào cho hiệu quả - 9 phương pháp giúp trẻ tập trung

Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, trẻ được làm quen và tiếp xúc với công nghệ sớm hơn. Đây có thể coi là một thứ thuận lợi đồng thời cũng là một khó khăn, thách thức đối với cha mẹ trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ, giúp con tập trung trong học tập. Thực tế chỉ ra rằng, tỉ lệ trẻ bị nghiện các trò chơi, chương trình trên thiết bị điện tử mà lười tham gia các hoạt động xã hội xung quanh ngày càng tăng. Đây cũng chính là nguyên nhân lớn khiến trẻ mất tập trung trong quá trình học tập. Trong khi trẻ đang học, cha mẹ nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, máy chiếu, điện thoại di động,… đặc biệt là sử dụng trước mặt trẻ. Những thiết bị đó có thể gây xao nhãng khủng khiếp nếu cha mẹ đang muốn con tập trung học bài.

3. Đồng hành cùng trẻ

Bố mẹ không giỏi tiếng Anh nhưng vẫn có thể giúp con học tốt nhờ vào những  bí quyết này

Đồng hành cùng trẻ là một biện pháp rất hay vừa giúp tăng tình cảm gia đình, vừa giúp cha mẹ có thể kiểm tra khả năng tập trung của trẻ. Trong thời gian học tập, trẻ rất dễ bị phân tán tư tưởng, mất tập trung. Tuy nhiên nếu cha mẹ đồng hành cùng trẻ sẽ giúp con tập trung hơn, khiến trẻ cảm thấy như có bạn đồng hành và cha mẹ có thể kiểm tra việc học, khả năng tập trung của trẻ. Cha mẹ có thể vừa là bạn vừa là thầy cùng tham gia hoạt động học với trẻ. Đồng hành là một biện pháp rất có ích và là một phương pháp giáo dục rất hiệu quả.

4. Thưởng phạt công minh

11 lời nói của bố mẹ đem đến công dụng thần kỳ trong việc nuôi dạy

Với mỗi công việc mà con hoàn thành, cha mẹ nên có phần thưởng khuyến khích con. Việc đưa ra phần thưởng có thể tạo động lực giúp con tập trung vào hoạt động học tập trong một khoảng thời gian cụ thể, chính vì vậy hãy thưởng cho trẻ vì sự tập trung cao độ vào công việc. Ví dụ, nếu con hoàn thành số bài tập này trong vòng 1 tiếng, bố mẹ sẽ cho con xem bộ phim hoạt hình mà con yêu thích. Với mỗi hoạt động khác nhau, với mỗi môn học, kiến thức khác nhau, cha mẹ có thể đưa ra những phần quà khác nhau. Với những bài tập khó, những thay đổi tích cực, cha mẹ nên sử dụng những phần thưởng lớn hơn vì sự cố gắng đặc biệt đó của trẻ.

Bên cạnh đó, ngoài việc khen thưởng, cha mẹ cũng nên đưa ra một số hình phạt nếu con không thể tập trung, không thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, để trẻ cảm thấy sợ, lo lắng và cần cố gắng hơn. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá đè nặng hình thức phạt, đặc biệt là phạt thể chất.

Trên đây là một số giải pháp giúp cha mẹ có thể đồng hành cùng trẻ, tăng khả năng tập trung của trẻ trong học tập. Chúc cha mẹ thành công!

Theo cô Ngô Thị Thu Hiền – Giáo viên kỹ năng sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *