Vì sao con chẳng bao giờ tập trung khi học, khi làm một việc nào đó? Làm thế nào để con tập trung hơn? Đó là vấn đề khiến nhiều cha mẹ đau đầu.
Trẻ không tập trung khi học tập
Đây có lẽ là mối quan tâm lớn nhất của phụ huynh đối với con trẻ. Ngày
nay, hiện tượng trẻ em ngồi học không tập trung, thiếu kiên trì xảy ra
nhiều hơn. Trong giờ học, trẻ thích:
+ hoạt động chân tay
+ nghịch các đồ vật xung quanh
+ nằm bò ra bàn đồng thời nói tự do về các chủ đề không liên quan thay
vì hoàn thành bài tập.
Khi được bố mẹ nhắc, có những trẻ thậm chí không biết mình đang học
phần nào. Có những trẻ trở lại bài học nhưng không thể hoàn thành bài
vì không tập trung tư duy trước đó.
Không chỉ trong những giờ học ở nhà, trên lớp học, trẻ thiếu tập trung
thường thích:
+ trêu bạn
+ nghịch bút
+ vẽ bậy ra vở
+ hay nằm dài trên bàn.
Có những khoảng thời gian trẻ ngồi yên trên ghế nhưng vẻ mặt lơ đãng, thiếu tập trung vào lời cô giáo giảng.
Trẻ thiếu tập trung trong việc lắng nghe ý kiến từ người khác
Tuy đây chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhưng lại là yếu tố gây nên những khó chịu dành cho trẻ. Những trẻ thiếu tập trung thường cũng ít khi đủ kiên trì để lắng nghe ý kiến từ người khác. Trong mỗi câu chuyện, trẻ thường lơ đãng, ngồi im lặng hoặc chạy tự do. Trẻ ít khi nhìn vào mắt người khác vì đó dường như không phải mối quan tâm của trẻ.
Trẻ thiếu tập trung trong những trò chơi đòi hỏi tư duy và sự kiên trì
Do những trò chơi trên cần nhiều thời gian nên việc tham gia của những
trẻ thiếu tập trung thường cũng bị hạn chế. Trẻ thiếu tập trung thường có sự hứng thú hơn hẳn so với những trẻ khác khi bắt đầu trò chơi. Tuy
nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ tự chơi theo cách của mình và
phá vỡ trò chơi khi gặp phải những chỗ cần tư duy. Đối với những trò
chơi đòi hỏi sự kiên trì, tập trung như Lego, tìm số, những trẻ thiếu tập
trung chỉ chơi được một lúc sẽ bỏ dở hoặc phá phách đồ chơi,… Thường
với những trẻ này, những điều mới lạ, liên tục mới thực sự “níu chân”
được các bạn nhỏ.
Trẻ “không ngồi yên một chỗ bao giờ”
Có những trẻ không ngồi yên do sự hiếu động, thích khám phá, tìm tòi.
Nhưng, trong những trường hợp, sự hiếu động thái quá, quậy phá, chơi
những hoạt động nguy hiểm lại do một dạng bệnh lý gây nên đó là hiện
tượng “tăng động, giảm chú ý” ở trẻ,… Một phần lý do là do trẻ có khả
năng lắng nghe và phân tích thông tin kém, mặt khác là do đại não có sự hưng phấn ngắn dẫn đến việc các con chỉ tập trung được trong thời gian không dài, gen di truyền, môi trường sống rối loạn.
Các hoạt động, trò chơi giúp rèn tính tập trung cho trẻ
Với trẻ nhỏ, chơi mà học, học mà chơi. Vì vậy, phần này sẽ đi sâu vào các hoạt động, trò chơi được khuyến nghị để giúp trẻ tăng cường tính tập
trung.
1. Chơi ghép hình
Ghép hình là một trong những trò chơi giúp bé phát triển tư duy, khả
năng ngôn ngữ và khả năng tập trung tốt nhất. Trò chơi này cũng giúp
mắt và tay bé linh hoạt hơn, tạo ra sự phối hợp giữa hai bộ phận này.
Những mảnh ghép đầy màu sắc sẽ giúp bé cảm thấy phấn khích và đây
cũng là công cụ giảng dạy tuyệt vời của cha mẹ.
2. Trò chơi tưởng tượng hình khối
Trẻ có thể chơi trò tưởng tượng hình khối một mình hoặc cùng các bạn
hoặc cha mẹ của mình. Nhiệm vụ của bé là nhắm mắt, tập trung tưởng
tượng ra một hình rồi vẽ kết quả ra giấy. Hình vẽ càng đúng chứng tỏ khả năng tập trung của trẻ khi chơi trò chơi này càng cao.
3. Trò chơi quan sát tranh
Trò chơi quan sát tranh không chỉ giúp trẻ tăng khả năng tập trung mà
còn giúp bé phát huy trí tưởng tượng, tăng cường trí nhớ và khả năng quan sát của mình.
Cha mẹ hãy cho con nhìn một bức tranh nhiều chi tiết, điển hình nhất là
tranh có các con vật hoặc tranh có ngôi nhà, bông hoa, cái cây, … trong 3-5 phút.
Sau khi cất bức tranh đi, hãy cho con khoảng 30 giây tập trung nhớ lại các chi tiết trong tranh và kể chúng ra lần lượt. Khoảng thời gian bé quan sát cũng là khoảng thời gian bé tập trung nhất.
Bé càng kể được nhiều và chính xác chứng tỏ khả năng tập trung và quan sát của bé càng cao.
Đối với các bé nhỏ tuổi và chưa nói được nhiều, cha mẹ có thể tối giản trò chơi bằng cách đưa một vài tấm hình có trong tranh và một vài hình
không có trong tranh, sau đó để trẻ chọn ra hình mà trẻ nhìn thấy trong
bức tranh.
4. Trò chơi ngón tay
Đúng như tên gọi, trò chơi ngón tay được thực hiện đơn giản trên chính 10 đầu ngón tay của trẻ. Cha mẹ hãy để trẻ xòe bàn tay ra rồi gập từng ngón tay. Sau khi gập từng ngón tay, cha mẹ lại để trẻ xòe từng ngón tay ra.
Trò chơi này buộc trẻ phải rất tập trung để gập hay xòe từng ngón một.
Nếu vội vàng, trẻ sẽ lập tức xòe hoặc nắm cả bàn tay.
5. Trò chơi mê cung
Thông qua việc tìm đường di chuyển trong mê cung, bé sẽ được rèn luyện khả năng tư duy, óc quan sát nhanh nhạy của mình. Đây cũng là trò chơi rèn luyện sự tập trung ở trẻ bởi con đường trẻ phải tìm có thể sẽ khá dài và bắt buộc trẻ không được sao nhãng trong suốt quá trình.