Những câu chuyện gắn liền với ngày này thực sự có rất nhiều. Tuy nhiên, ấn tượng và phổ biến nhất vẫn là câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội, Thỏ Ngọc, bánh nướng bánh dẻo.
Sự tích tết trung thu
Ngày xửa ngày xưa có một nàng tiên nữ vô cùng xinh đẹp và rất yêu trẻ con, nàng tên là Hằng Nga. Một hôm nọ , Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” .
Nếu ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga tham dự cuộc thi làm bánh và cố gắng tìm ra công thức để làm ra loại bánh ngon nhất. Nàng tìm xuống trần gian thăm hỏi xem có ai giúp nàng không.
Và một ngày nọ, Hằng Nga đã gặp được chú Cuội – một anh chàng không thật thà.
Hằng Nga thoảng giọng nhẹ nhàng hỏi:
– Chàng ơi, liệu có công thức nào để làm ra một loại bánh ngon và lạ nhất trên đời này không?
Chú Cuội chỉ nghe thoảng câu hỏi của Hằng Nga nhưng chàng không trả lời và im lặng một lúc thật lâu. Rồi sau đó mặt dù không biết câu trả lời nhưng chú Cuội vì muốn được tiếp tục nói chuyện với Hằng Nga. Chú Cuội đã vội vàng trả lời:
– Nàng ơi, nàng cứ đem hết nguyên liệu làm bánh mà trộn thật đều lại rồi đem nướng lên. Để một lúc sau rồi lấy ra thì nàng sẽ có món bánh thật tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Hằng Nga mừng rỡ vì chàng Cuội đã chỉ cho nàng bí quyết đó. Nàng lấy lòng biết ơn và bắt đầu cùng chàng Cuội làm những chiếc bánh để có thể mang đi dự thi.
Trải qua một thời gian làm ra những chiếc bánh ngon nhất, nàng Hằng Nga cũng đã đến lúc phải mang trở về cho kịp dự thi lễ hội.
Nhưng chú Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã một tay nắm lấy nàng Hằng Nga và tay kia giữ vào cây đa nhưng sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng.
Giờ đây ngồi trên cây đa, chú Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Về đến thiên đình, thật bất ngờ món bánh của Hằng Nga lại ngon nhất và đặc biệt nhất. Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
Kể từ đó hằng năm vào rằm tháng tám là Hằng Nga và chú Cuội lại được gặp nhau rồi cùng xuống trần gian mang những chiếc bánh đến cho các em nhỏ để quây quần bên nhau cùng ăn với gia đình các bé.
Về sau hễ cứ đến rằm tháng tám là gia đình sum họp quây quần bên nhau cùng tất cả các thành viên ăn món bánh truyền thống mang tên “Bánh Trung Thu” ngày nay.
Sự tích chị Hằng
Hằng Nga là vợ của một vị anh hùng có tên Hậu Nghệ. Anh ta là người tinh thông võ nghệ, phép thuật cao cường. Có thể dương mũi tên và bắn rụng chín ông mặt trời trên đỉnh núi Côn Lôn.
Một hôm, trên đường đi thăm bạn, Hậu Nghệ tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương, người có giữ thuốc trường sinh bất tử. Anh ra liền xin được bà. Tuy nhiên, Hậu Nghệ lại không muốn xa vợ hiền, đành đưa cho Hằng Nga cất giữ. Không may lại bị Bồng Mông- một học trò có tâm địa xấu xa của Hậu Nghệ nhìn thấy.
Vài ngày sau, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập để uy hiếp Hằng Nga đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga đã vội vàng lấy thuốc ra và uống hết. Bỗng dưng thấy người nhẹ và bay khỏi mặt đất và lên trời. Nhưng do Hằng Nga nhớ chồng nên chỉ dừng lại ở cung trăng, nơi gần mặt đất để được gần chồng và hóa tiên trên đó.
Hậu Nghệ về nhà, vô cùng đau khổ khi biết vợ đã rời xa. Anh đã ngửa cổ lên trời đêm và kinh ngạc phát hiện trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời lại có một bóng người như Hằng Nga. Hậu Nghệ vội đến hậu hoa viên, lập bàn hương án cùng các món ăn và trái cây mà Hằng Nga yêu thích để tế lễ.
Từ đó, người dân đã thi nhau lập đàn vào ngày trăng tròn, tức ngày 15 tháng 8 Âm lịch để tế chị Hằng. Mong Hằng Nga là người hiền lành tốt bụng sẽ nghe lời thỉnh cầu và giúp cho mình đạt được mọi ý nguyện.
Sự tích chú Cuội
Chuyện kể rằng, ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội đã đi vào rừng kiếm củi và may mắn đem về được một cây đa quý. Nó có thể “cải tử hoàn sinh”. Cuội nhờ vào cây thuốc quý này đã cứu sống được rất nhiều người trong khu. Từ đó, danh tính anh được đồn đi khắp nơi.
Sau đó Cuội cũng lấy vợ nhưng anh chỉ để tâm chăm chút cây thuốc quý của mình nên khiến cho vợ anh nảy sinh lòng ghen ghét. Một buổi chiều, chị vợ đã ra vườn tưới nước bẩn để cây chết. Không ngờ bỗng dưng mặt đất chuyển động, cây nhấc rễ và bay lững thững lên trời.
Vừa khi Cuội về, thấy thế liền hốt hoảng nhảy đến để níu cây lại nhưng không thể cản nổi. Cuội cũng không chịu buông nên cả người và cây liền bay lên cung trăng. Từ đó trên trăng lại có vết đen rõ hình cây cổ thụ cùng chú Cuội dưới gốc cây.
Sự tích Thỏ ngọc
Vào những năm mất mùa, con người và động vật đều không có gì ăn. Các con vật khi đó bèn cắn xé, tiêu diệt lẫn nhau. Những con thỏ yếu đuối không thể ra ngoài để kiếm đồ ăn. Bởi chỉ cần ngó đầu liền bị loài khác ăn thịt. Vì thế, chúng đành nằm một chỗ kín đáo và nhịn đói.
Vừa đói, vừa rét, may mắn thay có một đống lửa gần đó, chúng tụm lại nằm quanh đống lửa, mắt hoen lệ nhìn nhau chịu đói. Thấy hoàn cảnh não nề như vậy, một con thỏ đã lao mình vào đống lửa để làm thức ăn cho đồng bọn. Vừa lúc đức Phật đi qua, Ngài đã khen con thỏ và nhặt nắm xương tàn của nó, hoá phép thành một con thỏ người đầy ngọc. Đồng thời đưa nó lên cung Quảng Hàn và cho lưu đày lại đó.
Sự tích bánh Trung thu
Vào ngày rằm tháng 8 của một vương quốc nọ. Khi vua cùng hoàng hậu đang uống trà thưởng nguyệt thì bất chợt thấy một món bánh ngon kỳ lạ. Vua liền đặt tên là bánh Nguyệt và ban cho muôn dân hưởng phúc.
Từ đó, cứ vào ngày này, món bánh Nguyệt hay còn gọi là bánh Trung thu lại được đem ra thưởng thức. Dần dà, nó trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của con người.
Sự tích múa lân và ông Thổ Địa
Ngày xưa, có vị thần Thổ địa rất tốt bụng. Ông thường ban phước cùng sự giàu tới con người và không bao giờ làm hại ai. Vào ngày nọ, khi trăng tròn, ông sai con Kỳ Lân xuống trần gian, giúp họ làm ăn khấm khá và hạnh phúc.
Từ đó, Cứ mỗi dịp tết trung thu, con lân theo sau còn ông Địa đi trước phe phẩy tươi cười ban phước lộc xuống cho mọi người.
SƯU TẦM