Giao tiếp với trẻ tự kỷ như thế nào?

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Quách Thúy Minh – Bác sĩ tâm lý Nhi – Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Giao tiếp là quá trình gửi thông tin và đáp ứng lại, có sự trao đổi giữa hai người. Có 2 loại giao tiếp là giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ (giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ, bằng tranh). Giao tiếp là hướng đến người khác bao gồm những khả năng: tập trung chú ý bằng nhìn, lắng nghe, chờ đợi; bắt chước; cùng chơi, chia sẻ và hợp tác; hiểu lời nói, chữ viết, tranh ảnh, hành động, cử chỉ, nét mặt của người khác, hội thoại, trao đổi bằng lời nói chữ viết,…

1. Những khó khăn trong giao tiếp với trẻ tự kỷ

Cần nhận biết những khó khăn cơ bản trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, vì trẻ thường có những biểu hiện như:

  • Kém định hướng tới các kích thích xã hội, không chuyển sự chú ý giữa người và đồ vật, không chia sẻ cảm xúc tích cực, không lôi cuốn sự chú ý của người khác tới đồ vật, sợ hãi, không thích nghi, làm giảm tương tác xã hội.
  • Không dùng điệu bộ, cử chỉ thông thường.
  • Chậm nói hoặc chỉ nói các từ đơn, cụm từ, nhại lời, không sử dụng ngôn ngữ mang tính giao tiếp; không hiểu nghĩa bóng của câu nói.
  • Hiểu lời thường chậm, ảnh hưởng tới phát triển nhận thức.
  • Giảm sự chú ý đến xung quanh, chỉ chú ý tới những gì trẻ thích.
  • Tăng động: Không ngồi yên, kém kiềm chế, đòi gì muốn có ngay, chống đối, cơn hờn giận la khóc, hành vi kích động,… gây khó khăn cho việc dạy trẻ học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *