10 câu cha mẹ nên nói với con

‘Bố luôn ở đây để giúp con’, ‘Mẹ yêu con’ là những câu nói tiếp thêm động lực, sự tự tin ở trẻ.

Cha mẹ nào cũng mong trong tương lai các con mình trở thành người có trách nhiệm, thành đạt và hạnh phúc. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên khuyến khích và hỗ trợ con đạt được những mục tiêu mà chúng đề ra. Cha mẹ hãy động viên và giúp con tin tưởng vào bản thân của mình qua các câu nói, dạy con cách kiểm soát cảm xúc, tiếp thêm sức mạnh để chúng sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

1. ‘Bố/mẹ sẽ luôn ở đây để giúp con’ hoặc ‘Con hãy tin ở bố/mẹ’

12 trò chơi thú vị ba mẹ có thể chơi cùng trẻ 1 – 3 tuổi

Bạn hãy ở bên và động viên con khi chúng thấy tự ti về bản thân và không đủ can đảm để làm điều gì đó, có thể vì chúng sợ hoặc không biết cách làm. Hãy cho con biết bạn tin tưởng vào năng lực của chúng và sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Chỉ cần bạn luôn ở đó, con sẽ có thêm động lực để tiếp tục cố gắng và thậm chí không cần tới sự giúp đỡ của bạn.

Cha mẹ hãy làm vậy ngay từ khi con còn nhỏ, sẽ giúp quá trình trưởng thành của con dễ dàng hơn, nhất là sau này khi chúng bước ra ngoài xã hội và bắt đầu đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn hơn.

2. ‘Nói cho bố/mẹ biết với’ hoặc ‘Bố/mẹ luôn sẵn sàng nghe con nói’

3 bước để cha mẹ chỉ nói một lần nhưng con chịu hợp tác hơn

Chúng ta không thể nói với con: “Mẹ đây/Bố đây”, sau đó khi con muốn nói chuyện thì chúng ta lại bận rộn, không lắng nghe con. Hành động này đầy mâu thuẫn với lời nói của chúng ta. Khi con bạn muốn tâm sự với bạn điều gì, đó là thời điểm thích hợp nhất để chúng biết bạn luôn sẵn sàng ở bên và lắng nghe câu chuyện của chúng.

Bạn hãy tạm dừng việc đang làm và nghe con nói trong vài phút. Điều đó cũng đủ để chúng tin tưởng và hiểu bạn quan tâm chúng tới nhường nào. Bạn hãy tôn trọng câu chuyện và đồng cảm với con, đừng hạ thấp chúng hay chế nhạo câu chuyện của chúng. Một khi con muốn chia sẻ với bạn, chứng tỏ bạn rất quan trọng đối với chúng. Đừng ngắt lời con, nếu bạn muốn đưa ra ý kiến gì đó thì hãy chờ đến khi con kể xong câu chuyện.

Bọn trẻ sẽ rất thích nếu bạn thể hiện sự quan tâm và đáp lại bằng sự hào hứng: “Thật không?”, “Chà”, “Thật tuyệt vời”. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con và tạo dựng niềm tin của chúng đối với bạn. Và kể cả sau khi chúng lớn, chúng vẫn sẽ tiếp tục chia sẻ những câu chuyện với bạn.

3. ‘Bố/mẹ yêu con rất nhiều’ hoặc chỉ đơn giản ‘Bố/mẹ yêu con’

Trẻ khỏe mạnh bước vào năm học mới, cha mẹ cần chú ý những gì?

Cha mẹ luôn chăm sóc con cái, cho chúng học hành đàng hoàng, đăng kí cho con các lớp học thêm, mua những thứ chúng cần và cả những lúc lo lắng cho con đến mất ngủ. Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ tình yêu thương của cha mẹ bởi con cái luôn quan trọng trong cuộc đời của họ. Nhưng đối với đứa trẻ, tình yêu thương này chưa đủ lớn. Đó là lý do vì sao các chuyên gia tâm lý khuyên cha mẹ ngoài việc thể hiện tình yêu thương qua hành động thì họ cũng nên thực hiện bằng lời nói. Điều này mang đến những nguồn năng lượng tích cực:

– Củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

– Mang đến cho trẻ sự tự tin khi chúng cảm thấy được yêu thương và che chở từ gia đình

– Tôn trọng quyền bình đẳng của con và giúp con tự tin là chính mình

– Giúp con luôn thấy hạnh phúc và truyền năng lượng đó cho mọi người xung quanh

– Giúp con kiểm soát tốt cảm xúc của mình

– Đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương luôn có những suy nghĩ tích cực và lạc quan

– Đứa trẻ biết cư xử lễ phép và tôn trọng người khác

4. ‘Bố/mẹ xin lỗi’

Đứa trẻ thường bị để mặc cho khóc, hiếm khi được cha mẹ ôm ấp, nhiều năm  sau người mẹ thất vọng

Không ai hoàn hảo và cha mẹ cũng vậy. Cách để dạy con hiệu quả là bạn hãy thừa nhận và chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình để làm gương cho con. Khi cha mẹ – những tấm gương sáng cho con cái chịu gạt bỏ cái tôi và có được sự tha thứ từ con, chúng sẽ thật sự trân trọng tình cảm của cha mẹ.

Ngược lại, nếu cha mẹ không nhận lỗi mà còn ép buộc chúng phải làm theo ý bạn, đứa trẻ có thể sẽ thấy bạn rất khó hiểu. Thay vì để con đồng cảm với những sai lầm của mình, bạn lại ép chúng làm những điều mà chúng không muốn. Bạn biến đứa trẻ trở thành nạn nhân và khiến chúng thấy khó chịu.

Vì vậy, khi bạn nhận ra mình đã sai và lên giọng quát mắng con hoặc áp dụng các hình phạt không công bằng với con, hãy xin lỗi chúng một cách chân thành. Đồng thời, giải thích bạn đã sai ở đâu và từ sai lầm đó bạn đã rút ra bài học gì để con có thể đồng cảm và hiểu cho bạn.

Cha mẹ là người thế nào sẽ dạy con thành người thế ấy - DKN News

5. ‘Bố/mẹ tin tưởng con’

Chỉ cần bạn tin tưởng, con sẽ có thêm sự tự tin dù đôi lúc khả năng của con chưa đủ để chúng đạt mục tiêu. Việc con tin con có thể làm được sẽ là bước đầu giúp con thành công. Chúng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc và tìm cách giải quyết để đạt được mục tiêu.

6. ‘Bố/mẹ hiểu con nghĩ gì’ hoặc ‘Bố/mẹ hiểu cảm giác của con mà’

Câu nói này giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái, con hiểu rõ chúng có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ bất cứ khi nào. Ngược lại, khi con cảm thấy chúng không được đồng cảm, chúng sẽ thất vọng. Chính sự thất vọng sẽ khiến chúng phát triển những cảm xúc tiêu cực dẫn đến các hành vi không kiểm soát như nổi giận vô cớ, khóc lóc, la hét…

5 KIỂU AN ỦI CON SAI LẦM MÀ QUÝ PHỤ HUYNH CẦN TRÁNH - Trường mầm non  Worldkids

Chỉ với câu nói đơn giản “Mẹ hiểu cảm giác của con” vào đúng thời điểm sẽ tạo nên sự khác biệt. Bạn đang tiếp thêm sức mạnh cho con và đặt mình vào tình huống của con để hiểu được cảm giác của chúng. Thông qua câu nói này, con sẽ hiểu mọi thứ không bao giờ hoàn hảo, khó khăn có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả bố mẹ.

7. ‘Hãy cứ khóc đi nếu điều đó làm con thoải mái hơn’

Trẻ hay khóc nhè, bố mẹ nên nói 4 từ này càng sớm càng tốt

Khóc là hành động tự nhiên mà cả trẻ con và người lớn đều phải trải qua. Khóc chỉ xảy ra khi ta gặp chuyện gì đó xúc động, đau đớn. Kể cả khi bạn khóc, bạn cũng thấy nhẹ nhõm hơn. Việc bạn yêu cầu con nín khóc là bắt chúng phải kìm nén cảm xúc của mình, như vậy trẻ sẽ không biết cách kiểm soát cảm xúc đúng lúc.

Những câu nói như “Con phải dũng cảm lên”, “Con trai không được khóc nhè” đều ảnh hưởng tiêu cực đến đứa trẻ. Bởi vì người đàn ông nào cũng từng khóc một lần trong đời, khóc không khiến họ kém dũng cảm hay nam tính.

Vì vậy, điều bạn cần làm là ngồi xuống trò chuyện và lắng nghe con nói, đưa ra những góp ý chân thành. Đứa trẻ sẽ dần dần thấy được những điều tích cực và tiêu cực trong cuộc sống.

8. ‘Bố mẹ luôn tự hào về con’

66 câu nói của bố mẹ làm thay đổi cuộc sống của con

Bạn nên thường xuyên sử dụng câu nói này để khen ngợi sự cố gắng của trẻ. Đừng tập trung vào kết quả mà con có được, hãy trân trọng những khó khăn chúng đã vượt qua và đặc biệt là sự kiên trì bền bỉ của chúng. Đó là những thứ cần được tuyên dương hơn là kết quả mà con đạt được.

Những thành tích dù lớn hay nhỏ của con đều khiến cha mẹ hạnh phúc đến mức muốn khoe với cả thế giới: “Con tôi đã biết đi”, “Con gái mình được bầu làm lớp trưởng”, ” Con trai tôi có điểm số cao nhất lớp”… Trên tất cả, hãy cho con biết bạn tự hào về chúng đến nhường nào.

Nhưng đôi khi lời khen của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới con cái. Khi bạn khen con quá nhiều mà không có lý do, điều đó sẽ khiến chúng trở nên kiêu ngạo, chúng sẽ chỉ ngoan nếu được thưởng gì đó từ cha mẹ. Vì vậy, bạn cần khen ngợi đúng lúc đúng chỗ, như vậy sẽ giúp con bạn tự tin và can đảm hơn.

Phải Làm Sao Khi Con Cái Hư Hỏng Không Nghe Lời - Xem Tư Vấn!!

9. ‘Bố/mẹ luôn tôn trọng ý kiến của con’

Bạn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con ngay cả khi chúng không thích điều đó. Nhưng không có nghĩa bạn ép con phải làm theo ý mình và không lắng nghe ý kiến của chúng. Việc để con nói lên quan điểm của mình từ những quyết định nhỏ nhất trong gia đình sẽ khiến chúng hạnh phúc và được tôn trọng.

Sau này khi trưởng thành, con sẽ phải đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng, nên hãy tập cho chúng khả năng này ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bạn liên tục chỉ con cách làm mà không cho chúng tự suy nghĩ thì sau này khi không có bạn bên cạnh, chúng sẽ chẳng biết phải làm gì. Vì vậy bạn hãy tranh thủ thời gian hỏi ý kiến con từ những việc như phải làm gì vào cuối tuần, tặng quà gì cho bố, con muốn đi xem bộ phim nào…

Ngoài việc lắng nghe ý kiến của con, bạn cũng có thể cho con giải thích vì sao điều đó lại đúng. Để con nói lên quan điểm không chỉ có lợi cho con mà còn giúp bạn thấu hiểu tính cách của con.

10. ‘Cảm ơn con rất nhiềù’

Ba cảm ơn con - Báo Khánh Hòa điện tử

Hãy nói “Cảm ơn con” vì chúng đã hỗ trợ bạn thay vì không để con giúp bạn. Đây không chỉ là cảm ơn thông thường mà còn giúp con bạn có những hành động lịch sự và lễ phép. Chỉ với một lời cảm ơn cũng thể hiện bạn trân trọng sự giúp đỡ của con và bạn rất vui vì điều đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có rất nhiều lý do để cảm ơn sự giúp đỡ của con như dọn nhà, đổ rác… kể cả khi đó là trách nhiệm của chúng.

Đôi khi bạn không để ý tới trẻ lúc chúng cảm thấy buồn chán như đi siêu thị, đợi bạn ở ngân hàng hoặc khi ngồi trên xe máy trong khi đang tắc đường. Đứa trẻ vẫn cố gắng ngồi im, chờ đợi bạn và bạn nên cảm ơn chúng về điều đó.

Con cái luôn là món quà tuyệt vời trong mắt cha mẹ. Đứa trẻ mang lại niềm vui và sắc màu cho cuộc sống cả khi bạn cảm thấy buồn chán nhất. Bạn nên dành một lời cảm ơn to lớn cho đứa con của mình.

(Theo Bright Side)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *