Bé chuẩn bị ăn dặm cũng là lúc mẹ cần quan tâm tới tháp dinh dưỡng. Dựa vào những thông tin cụ thể về việc sử dụng thực phẩm khoa học sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn.
Tháp dinh dưỡng không phải là khái niệm mới trong y khoa cũng không mới với những bà mẹ trẻ hiện đại nhưng chưa đủ “độ phủ” để tiếp cận với tất cả mẹ bỉm sữa. Nhưng đây là thời đại công nghệ, chỉ cần muốn, sau khi sinh mẹ có thể bắt đầu tìm hiểu thông tin cụ thể để xây dựng chế độ ăn dặm hoàn hảo nhất cho bé.
Tháp dinh dưỡng là gì?
Mong muốn giúp mọi người có thể tự lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý, cân đối về mặt dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã hình tượng hóa lượng thực phẩm tiêu thụ của một người trong tháng, xếp theo mỗi nhóm thực phẩm giống như hình kim tự tháp Ai Cập, gọi là “Tháp dinh dưỡng”.
Tháp dinh dưỡng dùng để minh họa lượng thực phẩm trung bình mà các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên ăn vào cho 1 người trong tháng để phòng ngừa bệnh tật.
Hiện tại, tháp dinh dưỡng gồm có 7 tầng theo thứ tự từ dưới nên trên gồm có:
- Lương thực
- Rau xanh
- Quả chín
- Nhóm thịt động vật
- Nhóm chất béo
- Đường muối
Các nhóm thực phẩm ở đỉnh tháp nên hạn chế ăn, nhóm thực phẩm ở đáy tháp cho phép ăn nhiều hơn.
Tháp dinh dưỡng trẻ em
Khi trẻ ăn dặm mẹ cũng được khuyên nên đảm bảo cung cấp đủ cho bé 4 nhóm thực phẩm chính đó là: chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ. Dĩ nhiên là với những trẻ đã ăn dặm vững, tức là giai đoạn khoảng 8 tháng tuổi trở đi.
Tùy từng độ tuổi, chế độ ăn của trẻ sẽ thay đổi. Cụ thể khi trẻ bắt đầu ăn dặm không nên cho ăn nhiều vì lúc này cần cân bằng việc cho trẻ bú mẹ, thức ăn chỉ là tập dần, không đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng.
Khi trẻ được 18 tháng, chế độ ăn của bé tương đương với người lớn gồm 3 bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Có thể cho trẻ dùng khoảng 450-700ml sữa và các chế sản phẩm từ sữa cùng với 100-150ml nước hoa quả mỗi ngày. Lưu ý chỉ cho trẻ uống nước ép trái cây tươi hạn chế mức tối đa việc sử dụng nước ngọt có ga hay các loại nước hoa quả đóng chai.
Tính toán khẩu phần ăn trẻ giai đoạn đầu đời rất quan trọng. Nếu chế độ ăn hợp lý, trẻ sẽ tránh mắc phải các bệnh thường gặp như béo phì, còi xương, đái tháo đường. Nhu cầu chất béo của trẻ trong các bữa ăn không vượt quá 30% vì vậy các mẹ không nên sử dụng chất béo no có chứa trong thịt, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ, dầu dừa. Đường thường cung cấp năng lượng lớn nhưng giá trị dinh dưỡng thấp nên cũng hạn chế dùng.