Lấy lại cân nặng là điều thiết yếu để trẻ phục hồi sức khỏe thể chất và dinh dưỡng. Cha mẹ và người chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ con, nên quá trình điều trị thường ở tại gia đình. Trẻ em cũng có thể nhận được các biện pháp can thiệp hành vi để giúp cho chúng tiếp xúc với thực phẩm mà chúng tránh. Giúp chúng lấy lại mối quan hệ lành mạnh với việc ăn uống.
Nếu bạn là cha mẹ của một đứa trẻ bị biếng ăn, điều quan trọng là phải dẫn con của bạn gặp bác sĩ nhi khoa, chuyên gia dinh dưỡng hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm lý khác. Họ có thể hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất cho con bạn.
Đối với trẻ mắc chứng biếng ăn, tăng cân là một quá trình vô cùng tinh tế. Thời gian dài đói có thể gây ra bất kỳ bất thường sinh hóa như thiếu hụt protein, vi chất dinh dưỡng và axit béo. Điều này có nghĩa là các kế hoạch ăn uống phải được thiết kế nghiêm ngặt để điều chỉnh sự mất cân bằng và không gây ra thêm vấn đề khác. Những nỗ lực tích cực để tăng cân trong giai đoạn đầu điều trị có thể cực kỳ nguy hiểm.
7. Một số khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn mà cha mẹ nên biết
- Trẻ mắc chứng biếng ăn nên được đánh giá chế độ ăn uống. Đồng thời, trẻ cũng phải trải qua quá trình đánh giá thể chất toàn diện.
- Số lượng thực phẩm đưa ra nên được giới hạn lúc đầu và tăng lên chậm rãi.
- Thường tăng 0,5 cân đến 1,0 kg mỗi tuần cho bệnh nhân nội trú.
- Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong giai đoạn đầu do các dấu hiệu rối loạn cân bằng sinh hóa, tim mạch và chất lỏng.
- Nên sử dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cả bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú.
- Nên sử dụng bổ sung thiamin đường uống cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trải qua tăng cân nhanh chóng.
- Cho ăn qua đường ruột phải được thực hiện bởi một nhóm lâm sàng có kinh nghiệm và có kỹ năng thực hiện chúng.
- Trẻ được cho ăn qua đường ruột nên được theo dõi cẩn thận điện giải trong huyết thanh để khắc phục tình trạng dư thừa, thiếu hụt kịp thời.
- Nên bắt đầu cho trẻ ăn từ từ, khoảng 1 kcal / ml
- Nên bổ sung photpho trước khi bắt đầu cho ăn đường ruột. Bổ sung khoáng chất cũng có thể được yêu cầu.
- Không nên tăng cân hơn 0,5 kg mỗi tuần ở bệnh nhân ngoại trú.
- Ở những bệnh nhân ngoại trú tăng 0,3 kg mỗi tuần trở lên, huyết thanh điện giải nên được theo dõi thường xuyên.
8. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài 3 bữa chính với đầy đủ dưỡng chất, các bậc cha mẹ có thể thiết lập thêm 2 bữa phụ, trước bữa ăn chính 2 giờ, nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn. Không chỉ là những món quen thuộc như sữa chua, trái cây,…Mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ khác. Qua đó đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng so với các bé bình thường.
Để xây dựng thực đơn chuẩn, mẹ cần phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Các chuyên gia đã khuyến nghị thực đơn chuẩn hằng ngày cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:
- Bé 2 tuổi: 3 chén cháo/ 2 chén cơm; 100 – 150gr thịt cá; 6 muỗng canh nhỏ dầu ăn; 140gr rau củ, trái cây
- Bé 3 – 5 tuổi: 3 chén cơm + 1 lát bánh mì nhỏ; 120gr thịt cá; 4 muỗng canh nhỏ dầu ăn; 230gr rau củ, trái cây; 1 hũ yogurt/ bánh plan
- Bé 6 – 9 tuổi: 4 chén cơm; 140gr thịt cá; 5 muỗng canh dầu ăn nhỏ; 340gr rau củ, trái cây; 1 hũ yogurt/ bánh plan
Tóm lại, chán ăn là một tình trạng nghiêm trọng gây ra các vấn đề sức khỏe thường xuyên ở trẻ. Con bạn có thể cần phải đến bệnh viện vì các vấn đề liên quan đến giảm cân và suy dinh dưỡng. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em và một chuyên gia dinh dưỡng phải là thành viên tích cực của nhóm chăm sóc. Cha mẹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Phát hiện và phòng ngừa sớm là chìa khóa để điều trị rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ.