Dạy trẻ những thói quen tốt hình thành nhân cách sau này

“Dạy con từ thủa còn thơ” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của các bậc tiền bối đối với những người làm cha, mẹ trong cách nuôi dạy con cái. Dạy con những thói quen khi còn nhỏ: cách ứng xử, sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học… không chỉ góp phần định hình tính cách, nhịp sinh học trong cơ thể của trẻ mà còn là nền tảng cơ bản để trẻ phát triển tốt trí tuệ và thể lực sau này. Vậy, cha mẹ cần dạy cho trẻ những thói quen nào? Phương pháp dạy trẻ ra sao?

“Dạy con từ thủa còn thơ” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của các bậc tiền bối đối với những người làm cha, mẹ trong cách nuôi dạy con cái. Dạy con những thói quen khi còn nhỏ: cách ứng xử, sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học… không chỉ góp phần định hình tính cách, nhịp sinh học trong cơ thể của trẻ mà còn là nền tảng cơ bản để trẻ phát triển tốt trí tuệ và thể lực sau này. Vậy, cha mẹ cần dạy cho trẻ những thói quen nào? Phương pháp dạy trẻ ra sao?

Phương pháp dạy trẻ những thói quen tốt

Lĩnh vực đạo đức

Thói quen ứng xử: chào hỏi người lớn tuổi

Mục đích:

+ Tạo lập thói quen ứng xử trong cuộc sống thường ngày từ những việc nhỏ nhất: chào hỏi, thưa gửi, xin phép, cảm ơn….

Phương pháp:

+ Hướng dẫn trẻ biết chào hỏi người lớn tuổi: ông bà, bố mẹ, cô giáo…

+ Tập cho trẻ biết cảm ơn khi nhận quà của người lớn, của bạn bè…

+ Khi trẻ có lỗi, dạy trẻ cách nhận lỗi và giải thích cho trẻ việc đó là không tốt, không nên làm…

Lòng nhân ái

Mục đích:

+ Dạy con biết yêu thương mọi người, chia sẻ khó khăn đối với người hoạn nạn, bệnh tật…

+ Khơi dậy lòng nhân ái, biết chia sẻ khó khăn với cộng đồng…

Dạy con lòng nhân ái, biết chia sẻ khó khăn với cộng đồng

Phương pháp:

+ Cho trẻ đi thăm trường trẻ em tật nguyền, chất độc màu gia cam…

+ Cho trẻ tham gia sinh hoạt chung trong những ngày lễ: 1/6, trung thu…cùng trẻ em tật nguyền.

+ Cho trẻ đi sinh hoạt ngoại khóa tại các tỉnh vùng cao…

Lĩnh vực sức khỏe

Dạy trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày

Mục đích:

+ Bảo vệ răng không bị sâu.

+ Hạn chế các bệnh phát sinh từ răng miệng.

+ Giữ gìn thẩm mỹ cho hàm răng khỏe, đẹp sau này.

Phương pháp:

+ Tập cho trẻ cách đánh răng 2 lần/ngày (buổi sáng và tối) bằng kem đánh răng và giám sát việc thực hiện.

+ Hướng dẫn trẻ cách đăng răng cho đúng: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai…

+ Dạy trẻ dùng chỉ nha khoa.

+ Cho trẻ đi kiểm tra răng miệng 6 tháng/1lần.

Dạy trẻ cách đánh răng và giám sát việc thực hiện đánh răng hàng ngày

Giữ gìn vệ sinh chân, tay

Mục đích:

+ Loại bỏ vi trùng.

+ Giữ gìn vệ sinh chân, tay.

Phương pháp:

+ Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đùa nghịch, đi vệ sinh…

+ Dạy trẻ phương pháp rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, rửa dưới vòi nước từ cổ tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay…

Tập thể dục

Mục đích:

+ Tăng cường sức khỏe cho trẻ.

+ Cho trẻ tiếp xúc với môi trường, thiên nhiên xung quanh.

Phương pháp:

+ 2 lần/tuần cho trẻ đi tập thể dục cùng cha, mẹ.

+ Cha mẹ tập thể dục hàng ngày là tấm gương cho con noi theo.

Chỉ uống thuốc khi có sự hướng dẫn của người lớn

Mục đích:

+ Phòng tránh ngộ độc thuốc khi trẻ tự ý dùng thuốc.

Phương pháp:

+ Giải thích cho trẻ: thuốc chỉ có tác dụng chữa bệnh, chỉ uống thuốc khi bị ốm, sốt.

+  Chỉ được phép uống thuốc khi có sự hướng dẫn của bố mẹ, tuyệt đối không được tự tiện uống thuốc.

Lĩnh vực ăn uống

Tập thói quen ăn uống đúng giờ, ăn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Mục đích:

+ Tạo thói quen ăn uống đúng giờ, ăn đủ các thức ăn: thịt, cá, rau..

+ Tránh những thói quen xấu khi ăn: ngậm thức ăn, nói chuyện trong khi ăn, chơi đùa trong khi ăn…

Phương pháp:

+ Hướng dẫn trẻ tự xúc thức ăn.

+ Trong bữa ăn người lớn cần làm tấm gương cho trẻ: không nói chuyện, cười đùa, xem tivi…

+ Không để trẻ ngậm thức ăn trong miệng, vừa ăn vừa chạy chơi…

Không ăn nhiều kem, uống nước ngọt

Mục đích:

+ Đề phòng các bệnh về họng, tiêu hóa do ảnh hưởng từ kem, nước ngọt.

+ Bảo vệ men răng cho trẻ.

Phương pháp:

+ Thỉnh thoảng bố mẹ thưởng cho bé một que kem (khi bé ngoan, làm việc tốt…)

+ Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt (đặc biệt là nước ngọt có màu xanh, đỏ…)

+ Không tạo thành thói quen ăn kem, uống nước ngọt ở trẻ.

Không uống nước đá sau khi vận động mạnh

Mục đích:

+ Bảo vệ dạ dày, hạn chế các bệnh về họng, tim, phổi…(sau khi vận động nhiệt độ trong cơ thể tăng cao, uống nhiều nước lạnh khiến họng sưng đỏ, dạ dày bị kích thích…)

Phương pháp:

+ Cho trẻ uống nước ấm khoảng 37 0 C hoặc nước sôi để nguội.

+ Cha mẹ làm gương cho trẻ thực hiện, khi thấy trẻ uống nước lạnh thì nhắc nhở, giải thích  lý do vì sao không được uống nước lạnh.

Thói quen sinh hoạt điều độ

Đi vệ sinh đúng giờ

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Mục đích:

+ Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tránh tật tè dầm ở trẻ.

+ Tạo cho trẻ sự chủ động độc lập khi đi vệ sinh.

Phương pháp:

+ Tạo thói quen đi nặng (đi ị) cho trẻ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

+ Thói quen đi nhẹ (đi tè) trước khi đi ngủ để tránh tè dầm…

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Mục đích:

+ Tạo thói quen sinh hoạt điều độ.

+ Giúp những hoạt động cơ thể của trẻ đi vào ổn định.

Phương pháp:

+ Cho trẻ đi ngủ đúng giờ quy định: 21h30 hoặc 22h hàng ngày.

+ Tập thói quen thức dậy đúng giờ: 6h30 hoặc 7h hàng ngày (tuy nhiên trẻ sẽ oằn oài, quấy khóc, đòi ngủ tiếp nhưng cha mẹ không được nhân nhượng) sau một vài ngày trẻ sẽ quen ngay.

Tập thói quen ngủ dậy đúng giờ cho trẻ (Ảnh minh họa)

Lời kết

Sinh con ra, ai cũng muốn con mình sau này là những người có tài, có đức. Các cụ xưa thường dạy “ dạy con từ thủa còn thơ”, “tiên học lễ, hậu học văn” là muốn nhấn mạnh việc giáo dục con trẻ phải được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ.

Vì vậy, để trẻ trở thành những công dân tốt, khỏe mạnh, cha mẹ cần tạo những thói quen cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ: chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi, ăn uống đúng giờ, vệ sinh răng miệng hàng ngày, thói quen tập thể dục …

Có thể nói, giáo dục nhân cách, cách ứng xử, lòng nhân ái… cho trẻ là nền tảng đạo đức khi trẻ trưởng thành thì dạy con cách sống khoa học: đánh răng hàng ngày, ăn ngủ đúng giờ, chế độ ăn đẩy đủ chất, tập thể dục đều đặn…giúp con phát triển về thể chất ngay từ những năm tháng đầu đời. Hai lĩnh vực trên khi phát triển đồng bộ sẽ tạo ra một thế hệ mới đầy đủ sức mạnh về trí tuệ, thể lực và nhân cách.

Tác giả: Hải Yến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *