Cách hot mom Hà Nội giữ an toàn cho em bé mới sinh khi nhà có nhiều chó, mèo

Bình thường, các con thú cưng này đáng yêu ra sao thì ai cũng biết, thế nhưng khi gia đình chào đón thêm một thành viên mới là em bé khi mọi người rất tò mò và lo lắng rằng không biết sẽ chăm sóc và bảo vệ con gái thế nào khi nhà có thú cưng. 

Mới đây khi được hỏi về việc có giữ khoảng cách cho em bé và vật nuôi không, Giang Ơi đã có câu trả lời: “Nhìn chung là không, nhưng tụi mèo nhà mình cũng hờ hững lắm, không thèm vào phòng em bé bao giờ. Mình thì không cấm tiếp xúc, nhưng mỗi khi tiếp xúc là mình phải luôn có mặt ở đó để đảm bảo an toàn. Khi em bé tự ngủ và mình đi nơi khác thì cửa phòng em bé sẽ đóng”.

Như thế có thể thấy, bà mẹ 1 con luôn ý thức về việc giữ an toàn cho con gái trước những chú thú cưng này. Đặc biệt không để em bé một mình với chó, mèo, hay khi chúng chạm vào em bé thì cần sự có mặt của người lớn ở đó. 

Theo Giang Ơi, việc nuôi chó, mèo trong nhà có bà bầu hay em bé có một số lợi ích như sau: trẻ sẽ có sức đề kháng tốt hơn, em bé sẽ học được cách chia sẻ, tương tác và chơi với động vật. Đây sẽ là tiền đề để bé hòa nhập với bạn bè và môi trường mới, có kỹ năng xã hội tốt hơn về sau này. 

Bên cạnh đó, Giang Ơi cũng chia sẻ 5 lưu ý khi nuôi chó, mèo cho mẹ bầu và em bé:

1. Tẩy giun và chích ngừa cho vật nuôi

Chó, mèo nuôi ở trong nhà cần phải được tẩy giun, trị kí sinh trùng ngoài da và chích ngừa định kỳ đúng cách, đầy đủ. Đầu tiên việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho bà bầu và em bé. 

2. Nên nuôi chó, mèo trong môi trường kín

Nhiều gia đình hay nuôi kiểu thả rông, tuy nhiên điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và an toàn của vật nuôi. Ví dụ chúng có thể bị bắt, bị ăn phải bả hay dính bệnh ở bên ngoài. Nếu không may chúng nhiễm mầm bệnh mang về nhà sẽ đem theo nhiều rủi ro. 

3. Đề phòng loại khuẩn Toxoplas mosis

Đây là loại khuẩn thường có trong thịt sống và phân mèo. Khuẩn này có khả năng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vậy, lời khuyên đưa ra là bà bầu không nên dọn phân mèo. Nếu phải dọn thì bà bầu nên đeo khẩu trang, găng tay, sau khi thực hiện xong phải rửa thật sạch vì khuẩn này nếu ăn hay hít vào sẽ rất nguy hiểm. 

Ngoài ra, nếu lo lắng việc hít lông chó, mèo có thể làm ảnh hưởng tới em bé thì gia đình nên mua máy lọc không khí ở nơi em bé ngủ. Bên cạnh đó cần hút bụi, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo các phòng thông thoáng không khí. 

4. Để ý và phát hiện nếu thấy bất thường ở vật nuôi

Nếu thấy chúng có biểu hiện gì khác lạ, cần lập tức cho đi khám thú y. Nhiều gia đình có chó mèo ốm thường để mấy hôm, có khi là mấy tuần mới đưa đi khám, nhiều khi sẽ dẫn đến nguy hiểm. Bên cạnh đó, vật nuôi cũng cần đi khám tổng quát 1 năm 1 lần để tìm ra bệnh và chữa trị sớm nhất. 

5. Huấn luyện em bé và chó, mèo để 2 bên tương tác với nhau

Sự quan sát chặt chẽ cả hai bên, cách bé chơi với thú cưng và cách thú cưng chơi với bé sẽ giúp bố mẹ rất nhiều trong việc đảm bảo an toàn cho con. 



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *