Nhà tâm lý học gia đình Svetlana Merkulova tin rằng, chỉ một câu nói bất cẩn cũng có thể để lại tác động tiêu cực vô cùng sâu sắc lên tâm trí một đứa trẻ. Đó là lý do tại sao khi nói với con, phụ huynh rất nên cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình.
1. Từ lúc sinh ra cho tới khi 6 tuổi, bố mẹ luôn được xem như thần thánh đối với đứa trẻ: có vẻ như họ biết mọi thứ. Họ giúp con mình định hình thái độ đối với thế giới nói chung và thái độ đối với cha mẹ nói riêng. Một số câu nói có vẻ như đã tạo nên không khí cạnh tranh giữa cha mẹ và con cái: “Con sẽ chẳng bao giờ bằng được bố/mẹ đâu. Bất cứ việc gì con làm, bố/mẹ còn làm tốt hơn”. Có khả năng rất lớn là những đứa trẻ khi phải lớn lên bên những câu nói như vậy sẽ rơi vào cuộc chiến không biết mệt mỏi nhằm mục đích chứng minh cho cha mẹ biết chúng xuất sắc tới mức nào. Nhưng vấn đề là chúng làm thế không phải vì bản thân mà chỉ vì muốn gây ấn tượng với bố mẹ. Khi trưởng thành, những người này không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đạt được. Hạnh phúc của họ phụ thuộc vào sự công nhận của cha mẹ.
2. Ngay khi cha mẹ bắt đầu nói với con trẻ những lời như thế này, họ đã khiến con mình “không còn là người”. Họ biến trẻ thành một vật thể, một thứ đồ chơi mà họ có thể tuỳ ý làm bất cứ điều gì họ muốn. Ở giai đoạn khởi đầu cuộc đời, con trai hay con gái bạn sẽ hiểu theo nghĩa đen và hoàn toàn tích cực mọi điều mà bạn nói với trẻ. Ngay cả khi bạn nói điều gì đó xấu xí, chúng sẽ vẫn nhắc lại điều đó một cách thích thú nếu nghe thấy nhiều lần. Do đó, bạn nên cẩn trọng khi trò chuyện với con.
Sẽ tốt hơn rất rất nhiều nếu bạn luôn dùng tên thật của con hơn là một cái tên thân mật kiểu ngộ nghĩnh, đáng yêu.
3. Câu nói: “Tại sao bạn ấy lại làm bài kiểm tra tốt hơn con?” thực sự là một trải nghiệm đau đớn với đứa trẻ mà nó sẽ mang theo cho tới tận lúc trưởng thành. Trẻ sẽ cảm thấy thù ghét người mà cha mẹ mang ra so sánh với mình. Mọi đứa trẻ luôn cực kỳ ghét bị so sánh với người khác, cho dù đó là anh/chị/em ruột thịt hay bạn bè cùng lớp. Khi trưởng thành, những người ấy tiếp tục so sánh bản thân mình với người khác và việc này chưa bao giờ đem lại ý nghĩa nào tích cực cho cuộc sống của họ.
4. Một câu nói tương tự: “Bố/mẹ chỉ yêu con nếu con… (làm gì đó cho bố/mẹ)!”. Kiểu đối thoại này có thể khiến đứa trẻ cảm thấy cực kỳ lo âu khi làm bất cứ việc gì bởi chúng luôn phải cố gắng để không phạm sai lầm, dù là nhỏ nhất. Trẻ sẽ cố đoán xem điều mà bố mẹ muốn ở mình chính xác là gì, gạt sang một bên nguyện vọng, mong ước của chính mình. Khi điều này xảy ra, đó không còn là một đứa trẻ nữa bởi vì một đứa trẻ phải luôn hồn nhiên, vô tư. Tâm lý căng thẳng khi luôn muốn làm vừa lòng người khác và áp lực tinh thần khi luôn phải đặt mình ở vị trí thứ hai có thể rất dễ tiếp diễn khi trẻ lớn lên.
5. Những đứa trẻ bất hạnh khi phải thường xuyên nghe câu nói này từ cha mẹ sẽ nảy sinh khao khát mãnh liệt được liên tục chứng tỏ cho người khác thấy điều mà chúng nghĩ là thực, con người của chúng là tốt. Và khi trẻ đón nhận được sự chú ý tích cực mà mình khao khát, chúng lại không biết phải ứng xử thế nào. Chúng có thể bỏ chạy và tìm chỗ trốn. Chúng có thể nổi khùng. Những đứa trẻ rơi vào tình cảnh này cảm thấy chúng không thực sự có được lựa chọn nào trong đời – chúng sẽ luôn là người mà cha mẹ cảm thấy xấu hổ.
6. Nếu câu nói này thốt lên trong cơn giận dữ, nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cha mẹ trẻ không thực sự hạnh phúc bên nhau. Và một trong hai người đang quay ra để trút giận lên đầu con cái. Thông thường, nhiều phụ huynh quá ngần ngại để có thể phàn nàn thẳng với vợ/chồng mình nên họ cố tình nói bóng gió qua đứa con. Một cách tự nhiên, những điều trẻ được nghe thấy không có gì tốt đẹp và chúng hằn sâu trong tâm trí trẻ.
Khi một người mẹ nói với con mình: “Con quá bướng bỉnh, giống hệt bố con!”, điều này có nghĩa là cô ấy đang phải chịu đựng tính khí ngang ngạnh của chồng. Còn bé sẽ nghĩ: “Mình không muốn giống bố. Bố rất bướng. Bố là người xấu”.
7. Những câu nói dạng này thường được ông bà sử dụng nhiều hơn vì họ từng trải qua những giai đoạn khốn khó, thiếu ăn không thể nào quên. Nhưng họ có thể dễ dàng ảnh hưởng tới con cái mình và kết cục là những đứa cháu họ trở thành nạn nhân. Vấn đề ở chỗ, trẻ có thể càng tăng thêm cảm giác thù ghét, sợ hãi đồ ăn nếu nghe những câu nói tương tự và kết quả dẫn tới rắc rối về cân nặng, thái độ tự tin và vô số vấn đề khác.
8. Câu nói này có thể khiến trẻ nghĩ rằng, trẻ chỉ có giá trị với cha mẹ chừng nào đáp ứng được mong mỏi từ đấng sinh thành. Như thể bố mẹ đang nói: “Đừng là chính mình, con chỉ nên cư xử theo cách mà bố mẹ chấp nhận thôi”. Những đứa trẻ mang theo trải nghiệm này khi trưởng thành không biết điều chúng thực sự cần trong đời là gì và thay vào đó, lúc nào cũng cố gắng để làm đẹp lòng người khác.
9. Câu nói kiểu này lập tức cho trẻ thấy, cha mẹ có quyền làm bất cứ điều gì với trẻ mà họ muốn. Mọi cảm xúc và quan điểm của trẻ là vô nghĩa. Bỗng chốc, những người gần gũi với trẻ nhất lại hoá thành thầy/cô giám thị, người có quyền lực trừng phạt hoặc tha thứ. Những đứa trẻ phải chịu đựng câu nói này không chỉ bắt đầu nhìn cha mẹ như ông chủ hơn là người bảo hộ tràn đầy yêu thương mà còn liên tục phải sống trong nỗi sợ hãi bị trừng phạt bất cứ lúc nào.
10. Câu nói này với trẻ sẽ được hiểu theo nghĩa: “Con đang huỷ hoại cuộc sống của bố/mẹ. Bố/mẹ muốn con đi đi. Con không nên có mặt trên đời mới đúng”. Một cách tự nhiên, trẻ sẽ nảy sinh mặc cảm tội lỗi, cho rằng mình là nguyên do khiến bố mẹ thường xuyên cáu kỉnh, không hạnh phúc.