Vì sao người nào ngoan cố, không chịu sửa chữa tính xấu, hay bị ví là “Chó đen giữ mực”?
Nắc nẻ” trong “Cười như nắc nẻ” là gì?”Voi” và “tiên” trong “Được voi đòi tiên” có phải là con voi và cô tiên?Các lý giải trong Chuyện Kể Thành Ngữ sẽ khiến bạn ngạc nhiên và vô cùng thích thú.
– “Giao trứng cho ác”, bạn biết “ác” là gì không”?- “Hằng hà sa số”- chỉ một vật gì đó với số lượng rất nhiều. Nhưng bạn có biết “Hằng hà” là gì? “Sa số” là chi hay không?- Ý nghĩa của các thành ngữ: “Há miệng mắc quai”, “lo bò trắng răng” thì rất đơn giản rồi, nhưng bạn có biết tại sao hai câu thành ngữ này lại có ý nghĩa như vậy không?
#CẠN_TÀU_RÁO_MÁNG Máng là đồ đựng thức ăn cho gia súc nhỏ, thường là heo, gà. Tàu cũng là đồ đựng thức ăn, nhưng dành cho các loài thú lớn như ngựa, voi. Đố đều là những con vật có ích, giúp đỡ con người rất nhiều, từ việc cung cấp thức ăn cho đến khi vận chuyển hàng hóa. Thế mà người ta lại để “cạn tàu” với “ráo máng”, không cho chúng ăn uống đầy đủ, phải chịu đói, chịu khát thì thật là tàn nhẫn.Vì thế, thành ngữ “Cạn tàu ráo máng” dùng để chỉ những kẻ không còn tình nghĩa, vô ơn, đối xử tồi tệ với đồng loại, hay những người đã từng ra tay giúp đỡ mình.
#BÓC_NGẮN_CẮN_DÀIKhi ăn các loại quả có vỏ, mọi người thương bóc hết vỏ để ăn phần thịt. Tuy nhiên, có những kẻ tham lam bóc chưa xong hết mà đã vội ăn nên xơi luôn cả vỏ. Nhiều em bé khi chưa được dạy dỗ, uốn nắn cũng ăn uống vội vàng như thế.
Ban đầu thành ngữ “Bóc ngắn cắn dài” chỉ dùng để miêu tả tật xấu ham ăn tục uống. Qua nhiều năm, dân gian phát triển cái ý sâu xa hơn là chê trách thói nóng vội, nhất là những kẻ mới làm đã muốn được hưởng lợi ngay, hoặc hưởng trước những kẻ gì lẽ ra dành cho về sau.
Ngoài ra, thành ngữ này có ý khuyên chúng ta nên kiên trì lao động, học tập, không tiêu xài lãng phí và biết dành dụm cho mai sau. Đời ông bà đã cần cù lao động, biết lo xa. Đến đời bố mẹ, con cái chúng ta cũng nên sống như thế.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chuyện kể thành ngữ”